PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM GIÀNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM HƯNG
Video hướng dẫn Đăng nhập

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ DẠY HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 1

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

      Trên thế giới, hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo đã được tiến hành rất sớm và trở nên phổ biến từ nửa sau thế kỉ XIX. Những thực tiễn giáo dục áp dụng “học tập khám phá”, “học tập trải nghiệm” giúp học sinh tái khám phá chân lý bằng các thực nghiệm và lần tìm lại bước đi của các nhà khoa học đã gây nên niềm hứng khởi ở cả giáo viên và học sinh. Những năm gần đây, hoạt động học tập khám phá, trải nghiệm đời sống xã hội và thiên nhiên cũng phát triển mạnh nhờ vào sự gắn kết giữa trường học-gia đình-xã hội địa phương.

        Các trường học ở Nhật, trong 70 năm qua đã xây dựng được rất nhiều thực tiễn giáo dục với các hoạt động TNST phong phú dựa trên nền tảng lý luận giáo dục học tập từ Mĩ và các nước Tây Âu. Chỉ tính riêng trong môn Xã hội và các hoạt động có liên quan, cho đến hiện tại nước Nhật đã có đến hàng vạn các “thực tiễn giáo dục” lấy hoạt động TNST làm trọng tâm. Chẳng hạn như các “thực tiễn giáo dục” nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn như: Đời sống ở làng quê (thực tiễn của Omura Sakae, 1948), “Bố, mẹ” (thực tiễn của Ishihashi Katsuji, 1948), “Cuộc đời của một người” (Yanagita, 1996),  “Ga Fukuoka” (Tanigawa Mizuko, 1960), …

      Ở Việt Nam, trên thực tế, trước khi chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được ban bố, nhiều địa phương, nhiều trường trên cả nước đã chủ động thực hiện các hoạt động này trên cơ sở cải tiến các hoạt động ngoại khóa hoặc kết hợp với hoạt động trong các giờ học các môn giáo khoa. Trong các hoạt động trải nghiệm đó, học sinh đã học tập tại hiện trường, được tham gia vào một số công đoạn nhất định của người nghệ nhân và thu hoạch được nhiều trải nghiệm, tri thức, nhận thức hữu ích. Tất cả những gì thu nhận được trong quá trình học tập trải nghiệm đó về sau đã được học sinh trình bày, thể hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau như áp phích, tranh vẽ, bài luận, bài thuyết trình, tập san… Hoạt động học tập nhờ thế đã vượt ra khỏi không gian lớp học và học sinh đã có cơ hội học hỏi từ bạn bè, nghệ nhân, những người dân làm nghề thay vì chỉ học từ sách giáo khoa hay từ người giáo viên.

    Năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018; thay đổi sách giáo khoa lớp 1. Vậy Hoạt động trải nghiệm và chương trình giáo dục phổ thông mới gồm có những đặc điểm sau:

+ Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục.

+ Bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12.

+ Tiểu học: Hoạt động trải nghiệm.

+ THCS và THPT: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

        I. Lí do chọn chuyên đề

        + Đây là môn học mới với các hình thức và nội dung cần nghiên cứu sâu sắc, cụ thể, chi tiết làm tiền đề cho việc thay sách ở các lớp sau.

        + Giáo viên chưa quen và chưa được thực hành nhiều với các hoạt động trải nghiệm.

        + Năm học đầu tiên thực hiện chương trình GDPT 2018 nên cần tổ chức chuyên đề để tháo gỡ khó khăn cho giáo viên lớp 1.

        + Giúp các nhà trường có định hướng bổ sung CSVC trường học đáp ứng chương trình GDPT năm 2018.

        II. Đặc điểm tình hình.

        1. Thuận lợi

        + Ban giám hiệu các nhà trường đều quan tâm và có sự đầu tư cho môn học mới và các nội dung mới.

        + Hoạt động trải nghiệm được coi là môn học mới trong chương trình thay sách giáo khoa năm nay. Thông qua các hoạt động vui chơi, khám phá thế giới xung quanh theo các chủ đề sách, những trải nghiệm chân thực sẽ giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn, cùng nhau tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện kĩ năng sống trong sinh hoạt hàng ngày

        + Học sinh có sách, có vở bài tập để thực hành.

        + Một tuần có 3 tiết tương ứng với các hoạt động và chủ đề của từng tuần. Các chủ đề bám sát theo mốc thời gian trong năm để nội dung giáo dục gắn với thực tế.

        + Chương trình học được triển khai theo hướng mở. Giáo viên có thể chủ động lựa chọn, thay đổi chủ đề hoặc các hoạt động trong tuần phù hợp với thực tế địa phương và của trường mình thực dạy.

          + Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục bắt buộc lần đầu tiên xuất hiện trong Chương trình Giáo dục phổ thông. Một số hoạt động đã được các thầy cô từng dạy ở chương trình Tiểu học năm 2000 đó là “Dạy học gắn liền với thực tế cuộc sống.

+ Một số gia đình đã tạo cơ hội cho học sinh huy động vận dụng kiến thức, kĩ năng

của các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống

nhà trường, gia đình, xã hội, tham gia hoạt động thực tiễn, cùng phối hợp với nhà trường tham gia các hoạt động trải nghiệm.

      + Gia đình học sinh trong địa phương đều mong muốn qua HĐTNhìnhthànhởhọc sinhthóiquentíchcựctrongcuộc sốnghằngngày,chămchỉlaođộng,thựchiệntráchnhiệmcủangườihọcsinhởnhà, ởtrườngvàđịaphương;biếttựđánhgiávàtựđiềuchỉnhbảnthân;hìnhthànhnhững hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấnđề.

2. Khó khăn

2.1 Đối với giáo viên

        + Chương trình mới nhưng giáo viên trực tiếp giảng dạy chưa được tập huấn bài bản, sát với thực tế giảng dạy.

        + Giáo viên chưa có kinh nghiệm giảng dạy chuyên sâu về hoạt động trải nghiệm.

        + Ở một số chủ đề chưa có đủ cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ cho dạy học trải nghiệm từng chủ đề. (Ví dụ: Chưa có phòng riêng cho hoạt động trải nghiệm; thăm gia đình thương binh, liệt sĩ , thăm các công trình công cộng ở quê em…)

        + Tổng phụ trách Đội không được tham gia tập huấn dạy học trải nghiệm để tổ chức sinh hoạt dưới cờ riêng cho lớp 1.

        + Học sinh nhỏ còn bỡ ngỡ khi thực hành.

        + HĐTN là một HĐGD mới trong chương trình GDPT, giáo viên cần phải có nhiều thời gian để nghiên cứu, bồi dưỡng về nội dung, chương trình giáo dục cũng như phương thức tổ chức các loại hình hoạt động của HĐTN.

        + Do điều kiện thiếu giáo viên bởi vậy việc dạy vượt giờ, vượt tiết của giáo viên lớp 1 còn nhiều nên giáo viên không có thời gian nghiên cúu, chuẩn bị, tham mưu đề xuất đi sâu vào hoạt động giáo dục này.

        + Giáo viên lớp 1 đã được dự tập huấn bồi dưỡng về môn học do cấp trên tổ chức, nhưng việc bồi dưỡng còn chưa giải đáp hết thắc mắc của giáo viên nên giáo viên khó vận dụng vào thực tế giảng dạy cho bản thân mình.

        + Toàn bộ nội dung thực hành do giáo viên chuẩn bị, việc đó giúp cho giáo viên chủ động song là việc làm khó đối với một số giáo viên.

2.2. Đối với học sinh

        + Ở Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng các em còn nhỏ, khả năng tự lập của các em còn hạn chế nên giáo viên (đặc biệt là giáo viên lớp 1) rất vất vả trong việc tổ chức, quản lí học sinh khi thực hiện HĐTN.

        + Khối lượng kiến thức tương đối nhiều và nặng so với học sinh, khả năng tiếp thu của học sinh lại không đồng đều.

        + Các em thường bỡ ngỡ khi làm quen với môi trường học tập mới, có nhiều bạn bè mới, đặc biệt là được tiếp xúc với nhiều thầy cô giáo mới nên các em còn e dè khi tham gia các hoạt động trải nghiệm.

        + Học sinh lớp 1 hay bắt chước và thường xuyên làm theo yêu cầu của người lớn nên khả năng tự lập, sáng tạo và độc lập thực hiện nhiệm vụ là khó. (Ví dụ: Tự gieo hạt, ươm cây xanh tại nhà).

2.3. Đối với nhà trường

        + Đây là một môn học mới, loại hình hình hoạt động của nhà trường trong hoạt động chào cờ còn mang tính truyền thống, chưa chú trọng cho lớp 1 (có phần hoạt động trải nghiệm riêng ở tiêt chào cờ).

          + Đây là môn học đòi hỏi nhà trường phải có  địa điểm như vườn trường, khu trải nghiệm… để cho HS thực hành hoạt động hướng  đến tự nhiên theo các chủ đề của môn học, một số nhà trường chưa có diện tích đất dành cho khu trải nghiệm.

          + Cơ sở vật chất mua sắm, trang bị chưa đáp ứng được với hoạt động trải nghiệm. (Ví dụ: Các dụng cụ thực hành, phòng thực hành…)

          + Tách hoạt động chào cờ lớp 1 và các lớp khác là khó.

2.4 Thực trạng:

        + Học sinh phổ thông nói chung và học sinh tiểu học nói riêng hiện nay kĩ năng sống còn nhiều hạn chế. Các thầy cô thường “ngại” đưa trải nghiệm vào dạy học.

        + Phụ huynh cũng ngại cho con trải nghiệm vì như ở phố có bác giúp việc nên các con không phải làm gì cả. Ở nông thôn thì bố mẹ chưa quan tâm do mải làm ăn kinh tế.

        + Học sinh chỉ được nói mà không được làm dẫn đến việc các em ngơ ngác khi thực hành trong khi đã được học lí thuyết trên lớp.

        + Phụ huynh còn tập trung và để ý nhiều đến Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh…

B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

          Khái niệm hoạt động trải nghiệm

          + Trải nghiệm là quá trình cá nhân tiếp xúc trực tiếp với môi trường, với sự vật,hiện tượng, vận dụng vốn kinh nghiệm và các giác quan để quan sát, tương tác, cảm nhận về sự vật, hiện tượng đó. Trải nghiệm diễn ra dựa trên vốn kinh nghiệm của cá nhân về sự vật, hiện tượng. Những kinh nghiệm đã có luôn được bổ sung thường xuyên bởi trải nghiệm cá nhân.

          + Hoạt động trải nghiệm là quá trình từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm,đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực…cho học sinh.

Trên đây là một số biện pháp giúp tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 1, chúng tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy môn hoạt động trải nghiệm. Trong quá trình thực hiện bước đầu chúng tôi đã đạt được một số kết quả nhất định song không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp chân thành của các cấp lãnh đạo, các đồng chí trong Ban giám hiệu các nhà trường và của các bạn đồng nghiệp để chúng tôi giảng dạy ngày một tốt hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

              - Một số hình ảnh trong buổi học hoạt động trải nghiệm

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thư viện đã biên soạn Thư mục “Sách viết về Bác Hồ” để giới thiệu đến các thầy cô giáo và các em học sinh. ... Cập nhật lúc : 18 giờ 39 phút - Ngày 4 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Thư viện nhà trường sẽ giới thiệu đến các em cuốn sách“ Sự tích bánh chưng, bánh dày” do NXB Kim Đồng ấn hành. Cuốn sách có khổ 14 x 20cm được in trên bìa cứng dày, với những hình ảnh ngộ n ... Cập nhật lúc : 10 giờ 23 phút - Ngày 18 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Trường Tiểu học Cẩm Hưng phối hợp với Công an xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Giàng để tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về An toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy và tác hại của pháo nổ học ... Cập nhật lúc : 9 giờ 2 phút - Ngày 18 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Nhân dịp kỉ niệm 79 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023). Ngày 22/12/2023 Liên đội Trường Tiểu học Cẩm Hưng đã tổ chức cho các em học sinh có những hoạt độ ... Cập nhật lúc : 8 giờ 25 phút - Ngày 25 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Nhân kỉ niệm 79 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), thư viện nhà trường giới thiệu đến thầy cô và các em học sinh cuốn sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đạ ... Cập nhật lúc : 14 giờ 58 phút - Ngày 15 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Ngày 20/11 hàng năm là dịp để những người học trò hôm qua và hôm nay cùng nhau hướng về những người thầy, người cô thân yêu của mình bằng tất cả lòng biết ơn, tôn kính. ... Cập nhật lúc : 13 giờ 22 phút - Ngày 20 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Thư viện trường Tiểu học Cẩm Hưng xin trân trọng giới thiệu đến thầy cô cùng tất cả các em học sinh cuốn sách “Những gương mặt giáo dục Việt Nam 2008”. ... Cập nhật lúc : 16 giờ 33 phút - Ngày 13 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Nhân dịp kỉ niệm 41 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2023) trường Tiểu học Cẩm Hưng tổ chức hội thi “Viết chữ đẹp” cấp trường ... Cập nhật lúc : 22 giờ 25 phút - Ngày 7 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Trường Tiểu học Cẩm Hưng- Tham gia Hội nghị tập huấn nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy ... Cập nhật lúc : 22 giờ 12 phút - Ngày 7 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2023), ngày 19/10/2023 trường Tiểu học Cẩm Hưng tổ chức kỷ niệm 93 năm ngày thành lập HLHPN Việt Nam ... Cập nhật lúc : 20 giờ 28 phút - Ngày 21 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
1234567891011121314